Những chi phí bị khống chế mức trần theo luật thuế

Những chi phí bị khống chế mức trần theo luật thuế hiện hành năm 2024

Một số mức chi, mức đóng có sự khống chế về con số tối đa, tạm gọi đó là những mức trần.

1. Tiền ăn trưa nếu trả bằng tiền được miễn thuế TNCN: không quá 730.000 đ/tháng

Quy định hiện hành cho phép miễn tính thuế TNCN đối với tiền ăn trưa với hạn mức không quá 730.000 đ/tháng.

Theo đó, nếu trả khoản tiền ăn trưa này vào lương thì được miễn cộng vào thu nhập chịu thuế.

(Công văn số 73511/CT-TTHT ngày 5/11/)

2.Hoàn thuế hàng xuất khẩu: tối đa 10% doanh thu

Hàng xuất khẩu nếu đủ điều kiện về hải quan, chứng từ thanh toán sẽ được hoàn thuế GTGT đầu vào.

Tuy nhiên, chỉ được hoàn tối đa không quá 10% doanh thu. Theo đó, doanh thu thấp, số thuế được hoàn sẽ ít

(Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016)

3.Phúc lợi: không quá 1 tháng lương bình quân

Hiện nay, chi phí phúc lợi cho người lao động dù có hóa đơn đầy đủ cũng chỉ được hạch toán tối đa không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

“Chi phí phúc lợi” được hiểu bao gồm những khoản chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

(Khoản 2.30 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015)

chi phí bị không chế mức trần theo luật thuế

4.Trang phục: không quá 5 triệu đ/người/năm

Trang phục (đồng phục) cho người lao động trong công ty có thể chi bằng hiện vật và/hoặc bằng tiền. Tuy nhiên, nếu chi bằng tiền thì chỉ được hạch toán tối đa không quá 5 triệu đồng/người/năm. Nếu chi bằng hiện vật thì được hạch toán theo mức ghi trên hóa đơn, không bị khống chế.

(Khoản 2.7 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015)

5.Tiền nhà: chịu thuế TNCN không quá 15%

Nếu doanh nghiệp có chi trả thay người lao động các khoản tiền thuê nhà, điện, nước và dịch vụ kèm theo nhà ở (nếu có) thì phải tính và khấu trừ thuế TNCN theo số tiền thực tế chi hộ.

Tuy nhiên, khoản chi này được khống chế hạn mức tính thuế TNCN tối đa không quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có).

(Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015)

6.Chuyển lỗ: không quá 5 năm

Khi kết quả kinh doanh bị lỗ, doanh nghiệp được phép kết chuyển số lỗ này để bù trừ với thu nhập của các năm sau. Tuy nhiên, phải kết chuyển liên tục và thời hạn chuyển lỗ tối đa không được quá 5 năm, sau 5 năm phải ngừng kết chuyển.

(Điều 7 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013)

7.Tăng ca: không quá 200 – 300 giờ/năm

Khi tổ chức tăng ca, ngoài điều kiện có sự đồng ý của người lao động, doanh nghiệp còn phải đảm bảo số giờ tăng ca không được vượt quá hạn mức sau:

  • Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, nếu áp dụng lịch làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
  • Không quá 30 giờ/tháng.
  • Không quá 200 – 300 giờ/năm.

Trong đó, chỉ những trường hợp đặc biệt dưới đây mới được tổ chức tăng ca đến 300 giờ/năm (Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP):

  • Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
  • Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

Dịch Vụ Kế Toán Bắc Ninh – Hỗ trợ Doanh nghiệp Tư vấn miễn phí 0948 120 564

Tin liên quan